Tiểu sử[3] Charles-Valentin_Alkan

Xuất thân và thời thơ ấu

Charles-Valentin Alkan có tên thật là Charles-Valentin Morhange sinh ra trong một gia đình Do Thái sống ở Paris. (Sau này ông quyết định dùng tên của cha mình làm họ của bản thân). Nhà soạn nhạc là con thứ hai trong gia đình có sáu người con. Tất cả những người con trong gia đình này đều được thừa hưởng tài năng âm nhạc từ người cha của mình vốn là một người điều hành một trường nhạc tư nhân ở Le Marais.

Khi còn rất nhỏ, con thứ hai nhà Morhange đã tỏ ra là một thần đồng âm nhạc hiếm có. Mới 6 tuổi, cậu đã được nhận vào Nhạc viện Paris. Tại đây, cậu được học pianoorgan, những nhạc cụ gắn bó với cậu cho đến cuối đời. Thêm một tuổi nữa, cậu bé đã ra mắt trước công chúng. Điều đáng nói là nhạc cụ cậu biểu diễn không phải là piano là sở trường mà là violin. Khi 13 tuổi, Alkan đã hoàn thành khóa học hòa thanh tại nhạc viện. Khi chưa đầy 15 tuổi, năm 1828, cậu đã có sáng tác đầu tay.

Cậu bé này là học trò cưng của thầy Pierre-Joseph-Guillaume Zimmermann. Điều này được thể hiện ở chỗ ông quý trọng Alkan hơn bất kỳ người học trò nào khác. Chính ông là người giới thiệu Alkan với tầng lớp thượng lưu và giới nghệ sĩ ở Paris. Và cũng chính ông là người chọn Alkan làm người phụ tá của mình.

Thời thanh niên

Với tài năng của mình, sự nghiệp của Alkan lên như diều gặp gió. Tới thập niên 1830, Alkan trở thành một trong những nghệ sĩ piano điêu luyện bậc nhất ở thành Paris. Phải nói thêm rằng thành Paris khi đó đã trở nên rất "chật chội" khi có nhiều tài năng piano xuất hiện như Frédéric Chopin, Franz Liszt, Ferdinand Hiller,... Trong đó, Chopin là con người đáng chú ý, bởi con người này vốn rất kiệm lời khi tán dương một ai đó. Vậy mà không chỉ gia nhập vào hàng ngũ trên, Alkan khiến cho Chopin cảm thấy rất ấn tượng về mình. Alkan và Chopin đã trở thành đôi bạn thân và chỉ một ít lâu sau đó, Alkan đã sống bên cạnh nhà của Chopin. Hai người thường dạy thay lớp học của nhau, điều này rất có ý nghĩa với Alan bởi học trò của Chopin là những người giàu có.

Năm 1848, Alkan đã đạt đến đỉnh cao của sự nghiệp. Ông thường được biểu diễn cùng Chopin và mọi người ca ngợi ông, cho rằng ông sánh ngang với các "quỷ piano" thời đấy như Liszt, Sigismond Thalberg, Friedrich Kalkbrenner. Liszt đã không khỏi kinh ngạc khi cho rằng Alkan là người có kỹ thuật tinh tế nhất mà ông đã từng gặp.

Thật không may, sự đánh giá của các đồng nghiệp lại tỷ lệ nghịch với lòng mến mộ của công chúng.

  • Thứ nhất, vì ít rời khỏi Pháp (ông chỉ rời khỏi đất nước này hai lần, một là sang Anh công diễn, một là vì chuyện nhà), nên danh tiếng của Alkan lại không được như Chopin và Liszt.
  • Thứ hai, vì là người Pháp, Alkan không tạo ra sự hiếu kỳ như những người ngoại quốc (Chopin là người Ba Lan, còn Liszt là người Hungary (có thể cho là vậy)), thói quen thường thấy ở công chúng Paris.
  • Thứ ba, vì là người có gốc Do Thái, Alkan đã phải hứng chịu tình cảm không được nồng nhiệt của công chúng bởi chủ nghĩa bài Do Thái đang phổ biến bấy giờ.

Dù là một nghệ sĩ piano tài ba, Alkan cũng chú trọng đến việc giảng dạy âm nhạc nghiêm túc. Và công việc giảng dạy đã đến với ông khi vào năm 1848, ông có cơ hội nhận chức trưởng khoa piano. Tuy nhiên, vì bản tính nhút nhát, cộng thêm việc là người Do Thái, Alkan đã đành nhường vị trí đó cho một người học trò. Người đó là Antoine François Marmontel, một người xướng âm và chẳng biết chơi piano cho ra hồn. Chính sự bất công này đã khắc sâu vào vết thương tinh thần cho Alkan. Đó là lý do vì sao ông bỏ sự nghiệp biểu diễn và xa lánh khán giả tới tận 25 năm.

Có nhiều lý do để Alkan thực hiện hành động như thế. Vốn ngưỡng mộ tài năng của người bạn Chopin, lại thêm tâm hồn quá nhạy cảm, nên khi người đàn ông yểu mệnh này qua đời vào năm 1849, Alkan cũng bị tác động. Alkan đã thu nhận các học trò của người bạn quá cố của mình. Ngoài ra, có một số ý kiến cho rằng, không hẳn Alkan chán ngấy xã hội thực tại nên mới đưa ra quyết định như vậy mà là bởi ông muốn chuyên tâm sáng tác. Bằng chứng là thỉnh thoảng ông vẫn cho xuất bản các tác phẩm âm nhạc của mình.

Khi về già

Mặc dù chuyên tâm vào sáng tác và giảng dạy, (ấy là chưa kể ông cũng quan tâm đến tôn giáo), Alkan cũng có đôi lần trở lại biểu diễn. Tử 60 tuổi trở đi, ông đã tổ chức khá thường xuyên các buổi hòa nhạc ở Paris. Các tác phẩm được ông biểu diễn là những người như François Couperin, Jean-Philippe Rameau, Johann Sebastian Bach, Felix Mendelssohn, Chopin, Robert Schumann, Camille Saint-Saëns,... Thời đó thì Alkan, một nghệ sĩ piano, được biết đến nhiều hơn Alkan, một nhà soạn nhạc.

Những năm cuối đời, Alkan sống cuộc đời cô độc và buồn thảm. Ông không kết hôn và sống một mình làm ông tuyệt vọng hơn. Tâm trạng thất thường đến nỗi đôi khi âm nhạc cũng không thể cứu được ông. Trong bức thư viết vào năm 1861 gửi cho người bạn Hiller, Alkan không giấu nổi nỗi thất vọngː

Càng ngày tôi càng cảm thấy căm ghét xã hội, căm ghét phụ nữ... Tôi chẳng cảm thấy cuộc sống có gì đáng quý hay có điều gì đáng để tôi đổ hết tâm huyết vào. Tình trạng này kéo dài khiến tôi cảm thấy buồn chán và thảm hại. Thậm chí đến cả việc viết nhạc cũng không còn sức hấp dẫn với tôi vì tôi không còn thấy được mục đích của nó nữa

Qua đời

Mộ của Alkan

Cái chết đến với Alkan theo cái cách không ngờ đến. Vào một ngày nọ, ông với tay để lấy một cuốn sách trên cao. Bất ngờ giá sách đổ xuống người. Người ta cho rằng ông chết vì điều đó. Nhưng nếu bạn nghĩ ông chết ngay khi đó thì bạn đã sai. Sự thật là vì sống một mình nên ông không có người trợ giúp ngay lúc ấy, lại do sức khỏe yếu nên ông không kêu cứu được. Chính vì thế, mãi 24 giờ sau, ông mới được một người phát hiện và đưa đi bệnh viện. Nhưng không kịp nữa rồi. Ông qua đời vào năm 1888 khi đã 74 tuổi. Điều đáng nói là Alkan được chôn cất tại Nghĩa trang Montmartre đúng vào ngày 1 tháng 4 năm đó chính là chủ nhật của Lễ Phục sinh.